Giới thiệu

Ở bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt WordPress cho website trên LAMP Stack vô cùng đơn giản. Trước khi đi vào cài đặt, các bạn cần đảm bảo rằng đã đáp ứng đủ các yêu cầu bên dưới

Yêu cầu trước khi cài đặt WordPress

  • Máy chủ đã được cài đặt LAMP Stack
  • Đã thêm website vào LAMP Stack
  • Domain phải đã được trỏ đến IP máy chủ (Hướng dẫn trỏ Domain)

Hướng dẫn cài đặt

Lưu ý: Bạn nhớ thay lamp.damtrungkien.comDocument root trong bài hướng dẫn bằng DomainDocument root của bạn.

Sau khi đã đáp ứng các yêu cầu trên, bây giờ chúng ta sẽ tiến hành cài đặt WordPress cho website với 2 cách bên dưới.

Cách 1: Cài đặt WordPress thủ công

Bước 1: Download Source WordPress

Đầu tiên các bạn hãy di chuyển đến đúng thư mục Document root của website cần cài đặt WordPress, và thực hiện Download Source WordPress. Để xem các phiên bản WordPres , bạn có thể xem ở link Tại đây.

  • Download Source WordPress

Ở đây mình sẽ Download phiên bản mới nhất, tại thời điểm mình viết bài này thì phiên bản mới nhất là 6.0. Bạn sử dụng lệnh dưới để Download



NGUYENCANHSON.COM
cd /var/www/lamp.damtrungkien.com/public_html/
wget https://wordpress.org/wordpress-6.0.zip
    
Cài đặt WordPress trên LAMP Stack với Ubuntu 22.04
Cài đặt WordPress trên LAMP Stack với Ubuntu 22.04 47
  • Giải nén Source đã tải về


NGUYENCANHSON.COM
unzip wordpress*.zip
    

Lưu ý: Nếu chạy lệnh trên mà thấy thông báo Command ‘unzip’ not found, thì nghĩa là máy chủ của bạn chưa được cài đặt unzip. Bạn hãy cài đặt nó với lệnh apt-get install unzip nhé.

  • Di chuyển mã nguồn và phân quyền

Do khi giải nén mã nguồn sẽ nằm tại bên trong thư mục wordpress , do đó chúng ta cần move dữ liệu ra đúng thư mục document root của website. Tiếp đó bạn phân quyền User cho thư mục thành www-data



NGUYENCANHSON.COM
mv /var/www/lamp.damtrungkien.com/public_html/wordpress/* /var/www/lamp.damtrungkien.com/public_html/
chown -R www-data. *
    

Bước 2: Tạo Database cho website

  • Đầu tiên bạn hãy login vào Mysql với user root


NGUYENCANHSON.COM
mysql -u root -p
Enter password:
    
  • Tạo cơ sở dữ liệu cho website WordPress

Bây giờ chúng ta sẽ cần tạo Cơ sở dữ liệu cho website WordPress với các lệnh bên dưới. Trong đó UserDatabase name mình đặt cùng tên là lamp_db cho đỡ nhầm lẫn, và matkhau chính là mật khẩu của User.



NGUYENCANHSON.COM
mysql -u root -p
create database lamp_db;
create user 'lamp_db'@'localhost' identified by 'matkhau';
grant all on lamp_db.* to lamp_db@localhost;
FLUSH PRIVILEGES;
exit
    
Cài đặt WordPress trên LAMP Stack với Ubuntu 22.04
Cài đặt WordPress trên LAMP Stack với Ubuntu 22.04 48

Bước 3: Thiết lập website

Sau khi đã Download source và tạo Database hoàn tất, bây giờ bạn hãy truy cập website để hoàn tất các bước thiết lập cuối cùng.

Ở giao diện thiết lập đầu tiên, bạn chọn ngôn ngữ cho website của bạn và nhấn Continue.

Cài đặt WordPress trên LAMP Stack với Ubuntu 22.04
Cài đặt WordPress trên LAMP Stack với Ubuntu 22.04 49

Tiếp tục nhấn Let’s go!

Cài đặt WordPress trên LAMP Stack với Ubuntu 22.04
Cài đặt WordPress trên LAMP Stack với Ubuntu 22.04 50

Tiếp đó bạn cần nhập thông tin Database đã tạo ở Bước 2 vào và nhấn Submit.

Cài đặt WordPress trên LAMP Stack với Ubuntu 22.04
Cài đặt WordPress trên LAMP Stack với Ubuntu 22.04 51

Nhấn Run the installation để chạy cài đặt.

Cài đặt WordPress trên LAMP Stack với Ubuntu 22.04
Cài đặt WordPress trên LAMP Stack với Ubuntu 22.04 52

Bước cuối cùng là thiết lập các thông tin cần thiết cho website như Tiêu đề site, user/pass đăng nhập trang quản trị, Email quản trị..vv. Điền thông tin xong bạn nhấn Install WordPress.

Cài đặt WordPress trên LAMP Stack với Ubuntu 22.04
Cài đặt WordPress trên LAMP Stack với Ubuntu 22.04 53

Và bên dưới là kết quả cài đặt thành công website WordPress.

Cài đặt WordPress trên LAMP Stack với Ubuntu 22.04
Cài đặt WordPress trên LAMP Stack với Ubuntu 22.04 54
Cài đặt WordPress trên LAMP Stack với Ubuntu 22.04
Cài đặt WordPress trên LAMP Stack với Ubuntu 22.04 55

Cách 2: Cài đặt WordPress qua WP-CLI

Với cách cài đặt WordPress qua WP-CLI, thì bạn có thể xem hướng dẫn bên dưới nhé.

  • Hướng dẫn cài đặt WordPress với WP-CLI

Chúc các bạn thực hiện thành công.!